Bộ Tư pháp vừa tổng hợp giải trình,ắtđiệnnướccôngtrìnhviphạmsẽảnhhưởngngườidâđăng nhập gmail tiếp thu ý kiến góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Theo Điều 34 của dự thảo, chính quyền các cấp TP Hà Nội được áp dụng biện pháp ngăn chặn và yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy nếu trước đó đã bị lập biên bản hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
Góp ý về nội dung này, Liên đoàn Luật sư Việt Nam phân tích quy định xử phạt vi phạm hành chính không có hình thức yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ điện, nước ngừng cung cấp dịch vụ đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm.
"Nếu quy định trong Luật Thủ đô như vậy, các biện pháp này không có cơ chế pháp lý cụ thể, không phù hợp Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012", Liên đoàn Luật sư Việt Nam nêu, cho rằng Hà Nội có thể được giao nhiều quyền hơn nhưng cũng không thể đưa ra cơ chế chưa có trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, biện pháp cắt điện, nước có thể ảnh hưởng nặng nề đến người dân sinh sống, tạm trú, thuê căn hộ trong các công trình vi phạm như chung cư, tòa nhà văn phòng cho thuê.
Cùng quan điểm, Bộ Công an cho rằng, cần nghiên cứu kỹ lưỡng biện pháp ngăn chặn này và quy định cụ thể trong luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, các trường hợp áp dụng để có cơ sở triển khai, áp dụng trong thực tiễn.
Nhận thấy "vấn đề quan trọng liên quan nhiều quan hệ trong xã hội", Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) đề nghị cơ quan soạn thảo lấy ý kiến đối tượng chịu tác động trực tiếp gồm: hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức cung ứng điện nước và người dân...
Trong khi đó, Trung ương Đoàn, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hội Luật gia Việt Nam, UBND TP Hà Nội lại đồng tình với nội dung trên của dự thảo.
Giải trình, Bộ Tư pháp cho biết dự thảo đã bổ sung thẩm quyền xử phạt, trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính gồm công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh được xây dựng trên diện tích đất lấn chiếm hoặc chuyển mục đích sử dụng đất trái phép.
Ngoài ra còn có công trình xây dựng không phép, trái phép; công trình vi phạm về trật tự xây dựng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động; cơ sở kinh doanh vũ trường, bar, karaoke không bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Đầu tháng 9, báo cáo tình hình soạn thảo Luật Thủ đô sửa đổi, Hà Nội lý giải hình thức cắt điện nước với các công trình vi phạm trước đây được nêu trong Nghị định 180 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng năm 2003. Luật Xây dựng năm 2014 không còn quy định này, gây khó khăn trong xử lý vi phạm tại một số địa phương, trong đó có Hà Nội.
Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua cuối năm 2012, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013 với mong muốn tạo đột phá, mở đường về mặt thể chế cho sự phát triển của Thủ đô. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện, luật bộc lộ nhiều hạn chế, chưa xử lý được các vấn đề tồn tại do lịch sử để lại như trật tự xây dựng đô thị, ùn tắc giao thông, di dời các cơ sở ô nhiễm, bệnh viện, cơ sở đại học ra khỏi khu trung tâm.
Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi dự kiến được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp 6, khai mạc tháng 10.